Bảo trì thang máy
Thang máy là một thiết bị gia dụng tiện ích có giá trị cao và quan trọng trong các công trình, tòa nhà. Cũng giống như các phương tiện vận chuyển khác, thang máy cũng cần bảo trì bảo dưỡng định kì để đảm bảo thang máy luôn hoạt động an toàn và ổn định. Việc kiểm tra và bảo trì thang máy thường xuyên và có định kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề hỏng hóc của thang từ đó thang máy sẽ có tuổi thọ cao hơn.
Dịch vụ Bảo trì thang máy là dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ để duy trì hoạt động liên tục của thang máy nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cũng như hoạt động trơn chu của thang máy.
Với đội ngũ các kỹ sư lành nghề với kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ bảo trì thang máy chất lượng tốt nhất.
QUY TRÌNH VÀ HẠNG MỤC BẢO TRÌ THANG MÁY CỦA FUJIOSAKA VIỆT NAM
Bước 1: Thu thập thông tin, tình trạng thang máy
– Gặp gỡ chủ đầu tư, người trực tiếp quản lý thang máy của đơn vị sử dụng, trao đổi thông tin về tình trạng, các hiện tượng sự cố bất thường nếu có.
Bước 2: Kiểm tra, bảo trì các thiết bị phòng máy.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị trong tủ điều khiển, vệ sinh hút bụi bằng máy hút bụi. kiểm tra các đấu nối điện.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của cum máy kéo, vệ sinh công nghiệp cụm máy kéo.
– Kiểm tra trạng thái hoạt động cụm phanh điện từ, kiểm tra phản hồi tín hiệu phanh điện từ, vệ sinh cụm phanh điện từ.
– Kiểm tra hoạt động cụm phanh bảo hiểm governor, bảo dưỡng.
– Kiểm tra vệ sinh puly máy kéo, đánh giá tình trạng hao mòn puly máy kéo
– Kiểm tra trạng thái hoạt động cứu hộ, tình trạng ắc quy cứu hộ, vệ sinh tủ cứu hộ.
Bước 3: Kiểm tra, bảo trì các thiết bị trong hố thang
– Vệ sinh, căn chỉnh các cửa tầng. Vệ sinh các cảm biến an toàn dọc hố.
– Kiểm tra tình trạng cáp tải, cáp phanh bảo hiểm, và các đầu chốt cáp tải.
– Kiểm tra, vệ sinh puly truyền động cabin, đối trọng.
– Tra dầu rail cabin, đối trọng.
Bước 4: Kiểm tra, bảo trì hệ thống cabin
– Vệ sinh công nghiệp các thiết bị trên nóc cabin, tủ đấu nối.
– Vệ sinh, căn chỉnh tra dầu mỡ bộ truyền động cửa cabin.
– Kiểm tra hệ thống quạt thông gió.
– Kiểm tra trạng thái hoạt động của các nút bấm, hiển thị cabin, các tầng.
– Vệ sinh vách cabin, cánh cửa cabin và cánh cửa tầng.
– Vệ sinh sill dẫn hướng cửa
Bước 5: Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị pit hố
– Kiểm tra các cảm biến an toàn đáy hố
– Vệ sinh công nghiệp đáy hố
– Kiểm tra khoảng cách cáp an toàn.
Bước 6: Thông báo kết quả bảo trì tới chủ đầu tư.